top of page

Cach nho rang sua cho be - phu huynh can biet

Hiện tại rất ít phụ huynh quan tâm đến quá trình thay răng sữa của bé. Có thể vì thế mà tình trạng răng bé mọc lệch lạc, không đều ngày càng nhiều.

Độ tuổi mọc răng của bé được xác định như thế nào?

cach nho rang sua

Hàm răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng. Bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc trong đó hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10 chiếc. Hàm trái và phải có 5 chiếc: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng hàm sữa.

Dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng và khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng của bé cũng theo thứ tự mọc răng: Hai răng cửa giữa: 6-7 tuổi, Hai răng cửa bên cạnh: 7-8 tuổi, Hai răng nanh: 9-12 tuổi, Hai răng hàm đầu tiên: 9-11 tuổi, Hai răng hàm thứ 2: 10-12 tuổi

Trong đó, thời điểm mọc thường là lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa, tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.

Nhổ răng sữa khi nào cho trẻ là hợp lý nhất?

Nhổ răng sữa cũng cần căn cứ vào tình trạng răng miệng thực tế của trẻ. Không nên nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng theo quy luật. Việc mất răng sữa quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa hay phát âm sau này của trẻ mà khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, khấp khểnh.

Sau đây là một số trường hợp cần thiết nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc lên đúng thời điểm và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra.

+ Răng sữa đau nhiều lần đã chữa không khỏi, nhổ để khỏi ảnh hưởng đến các răng bên cạnh của bé. Đây là trường hợp răng sữa đã bị bệnh lý nguy hiểm hoặc cấu trúc răng bị tổn thương mà không thể bảo tồn được nữa.

+ Răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng: Đây là tình trạng răng miệng nguy hiểm cần thiết phải nhổ bỏ mà không nên bảo tồn.

+ Răng sữa bị hư tủy, lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn: Một khi tình trạng viêm nhiễm này kéo dài thì nguy cơ gây áp xe xương ổ răng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn là khá cao.

+ Răng bị viêm cement cấp hoặc bị nhiễm ở chóp răng: Khi cấp trúc răng và phần chóp răng bị phá hủy tức là cấu trúc thực của răng đã bị xâm lấn và mỗi liên kết giữa chân răng và nướu không còn nhiều. Việc nhổ bỏ sớm sẽ giúp trẻ tránh được những nguy cơ gây viêm nhiễm xương ổ răng.

>>Nho rang sau khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Nhổ răng sữa khi nào tốt nhất cho trẻ?

+ Răng sữa đến tuổi thay nhưng răng chưa rụng: Nếu vào thời điểm răng sữa đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng thì bắt buộc cần phải nhổ răng sữa để cho răng vĩnh viễn có khoảng trống mọc lên, tránh tình trạng răng khấp khểnh hoặc mọc lệch lạc về sau. Hoặc trường hợp răng sữa.

Trên đây là một số chỉ định nhổ răng sữa khi nào. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp răng sữa không nên nhổ bỏ khi bé đang bị viêm lợi cấp tính, trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh, bệnh bại liệt, u ác tính. Trước khi đưa bé đi nhổ răng bạn cần thông báo cụ thể tình trạng răng miệng cho bác sỹ để có hướng điều trị tốt nhất.

Tốt hơn hết, khi trẻ được 18 tháng thì bạn nên đưa bé đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để nha sỹ kiểm tra và có chỉ định cụ thể nhổ răng sữa khi nào là hợp lý nhất.

Nếu có chỉ định nhổ bỏ thì tốt nhất nên thực hiện ở địa chỉ nhổ răng uy tín – nơi có đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị cần thiết. Bạn không nên tự ý nhổ răng cho trẻ theo phương pháp dân gian bởi nguy cơ viêm nhiễm sẽ khá cao, chưa kể đến việc nhổ sót chân răng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm.

Nếu cần thiết phải nhổ bỏ răng sữa cho trẻ thì bạn có thể yên tâm thực hiện tại nha khoa với công nghệ nhổ răng hiện đại. Hệ thống gây tê dạng xịt sẽ giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh dùng kim tiêm. Nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vài ngày. Thời gian lành thương diễn ra một cách nhanh chóng mà không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra.

Nha khoa chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn quý phụ huynh để có thể chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Mọi thắc mắc có thể xem thêm tại địa chỉ sau http://nhorangkhon.net/cach-nho-rang-sua-cho-be-tai-nha/.
You Might Also Like:
bottom of page